Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là thuật ngữ mô tả một nhóm bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính. Trong một số trường hợp viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Dấu hiệu và triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày gồm: Cảm giác cồn cào, nóng rát hoặc đau ở vùng thượng vị có thể tăng lên hoặc giảm đi khi ăn. Buồn nôn Nôn Chán ăn Chướng bụng hoặc ợ hơi Cảm giác ấm ách ở vùng thượng vị sau khi ăn Sút cân Viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng hiếm khi nặng. Xuất huyết dạ dày có thể gây nôn ra máu và đi ngoài phân đen và cần được điều trị cấp cứu. Nguyên nhân Nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất là nhiễm Helicobacter pylori Thuốc: Sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp và mạn tính. Uống quá nhiều rượu Stress nặng do phẫu thuật, chấn thương, bỏng ...

Viêm loét đại tràng

Hình ảnh
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng, có thể gây ra những đợt đi ngoài phân toàn nước hoặc đi ngoài ra máu và đau bụng dữ dội. Dấu hiệu và triệu chứng Dấu hiệu và triệuc hứng của viêm loét đại tràng có thể káhc nhau tuỳ thuộc vào mức độ nặng của viêm và nơi xảy ra. · Viêm loét trực tràng. Viêm khu trú ở trực tràng. Chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu duy nhất. Ngoài ra một số bệnh nhân có thể thấy đau ở vùng đại tràng, mót rặn hoặc không thể đi ngoài được mặc dù rất muốn. · Viêm đại tràng trái. viêm lan rộng từ trực tràng qua đại tràng sigma và đại tràng xuống. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm đi ngoài ra máu, đau bụng và sút cân. · Viêm toàn bộ đại tràng, gây những đợt đi ngoài ra máu nặng, đau bụng, mệt mỏi, sút cân và ra mồ hôi trộm. · Viêm đại tràng tối cấp. Dạng viêm đại tràng nguy hiểm hiếm gặp này xảy ra ở toàn bộ đại tràng, gây đau, tiêu chảy dữ dội dẫn đến mất nước và sốc. Bệnh nh...

Loét tiêu hóa

Hình ảnh
Loét tiêu hóa là những ổ loét xuất hiện trên lớp niêm mạc của dạ dày, ruột non hoặc thực quản. Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn hoặc do dùng một số thuốc. Loét thực quản thường là hậu quả của trào ngược acid dạ dày Triệu chứng Đau, có thể ở bất kỳ vị trí nào từ rốn tới xương ức. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút tới hàng giờ. Đau thường tăng lên khi đói và ban đêm và dịu đi khi ăn một số loại thức ăn hoặc uống thuốc làm giảm acid dạ dày. Các triệu chứng khác ít gặp hơn gồm: - Nôn ra máu đỏ hoặc đen - Đi ngoài phân đen - Buồn nôn hoặc nôn - Sụt cân không rõ nguyên nhân - Đau ngực Nguyên nhân - Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): đây là nguyên nhân của đa số các trường hợp loét. Bình thường H. pylori không gây ra vấn đề gì, nhưng đôi khi vi khuẩn gây viêm ở niêm mạc dạ dày và tá tràng, tạo ra ổ loét. - Thuốc giảm đau: Dùng thường xuyên các thuốc chống viêm phi steroid (NSAI...

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng Các triệu chứng chính của RLTH gồm: - Thay đổi thói quen đại tiện: tiến triển chậm nhưng nặng dần. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. - Đau bụng: Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội . Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng. - Đầy hơi: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của RLTH. Bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều. Một số triệu chứng khác: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn, v.v... Nguyên nhân ...

Ăn uống với người cao tuổi

Hình ảnh
Người cao tuổi có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù. Do vậy cần có chế độ ăn uống phù hợp, để đảm bảo vừa có hiệu quả, vừa tăng cường sức khỏe.   Khẩu phần ăn người già chỉ cần 1.500 - 2.000 calo/ngày. Thành phần thức ăn khoảng 30% chất bột, 30% rau quả, 15% sữa và sản phẩm từ sữa, 15% thịt cá, 10% chất béo và chất ngọt. Thực phẩm nên chế biến thành dạng mềm, lỏng như súp, cháo, nước ninh... ăn làm 3-4 bữa/ngày. Không nên ăn quá no. Uống nước chín, nước khoáng, nước trà. Có thể dùng một chút rượu nho hoặc bia. Càng tránh được thuốc lá, rượu mạnh càng tốt. Lưu ý: Người cao tuổi nên duy trì việc tập thể dục đều đặn hàng ngày. Nam giới cần giữ vòng eo không quá 94cm, nữ giới không quá 80cm, như vậy sức khoẻ các cụ sẽ được duy trì tốt.  (Theo VNDOC's Blog sưu tầm)

Đại tiện không tự chủ

Đại tiện không tự chủ là tình trạng mất khả năng kiểm soát nhu động ruột, khiến cho phân tự thoát ra khỏi trực tràng. Bệnh có thể biểu hiện từ thỉnh thoảng bị són phân khi trung tiện đến hoàn toàn mất kiểm soát đại tiện. Dấu hiệu và triệu chứng Triệu chứng ở người lớn là không thể kiểm soát được trung tiện hoặc đại tiện, đôi khi bệnh nhân không kịp vào nhà vệ sinh. Đại tiện không tự chủ có thể đi kèm với các vấn đề khác về tiêu hóa, như: · Tiêu chảy · Táo bón · Chướng bụng đầy hơi · Đau bụng Nguyên nhân Nhiều chứng bệnh có thể gây đại tiện không tự chủ, bao gồm: · Táo bón . Táo bón lâu ngày khiến cơ vòng hậu môn bị yếu dẫn đến đại tiện không tự chủ · Tiêu chảy . Phân lỏng khó bị giữ lại trong trực tràng hơn và có thể tự thoát ra ngoài · Tổn thương cơ vòng hậu môn do các phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng hoặc do sinh đẻ, nhất là khi phải rạch tầng sinh môn hoặc đẻ forcep. · Ung thư ...

Táo bón

Táo bón là một rối loạn tiêu hóa rất hay gặp đặc trưng bởi giảm số lần đi ngoài, phân khó rặn hoặc phải gắng sức. Nhìn chung, bệnh nhân bị xem là táo bón khi đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân khó rặn và khô. Dấu hiệu và triệu chứng Không đi ngoài hằng ngày không đồng nghĩa với táo bón. Tuy nhiên, cần nghĩ đến táo bón nếu có các triệu chứng sau: Đi ngoài phân cứng dưới 3 lần/tuần Thường xuyên phải gắng sức để rặn Bụng chướng hoặc khó chịu Nguyên nhân Một số yếu tố có thể gây táo bón gồm Không uống đủ nước Chế độ ăn ít chất xơ Không chú ý đến thói quen đi ngoài Tuổi già Ít vận động thể lực Có thai Bị bệnh Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị bệnh Parkinson, cao huyết áp, trầm cảm và thuốc ngủ cũng gây táo bón. Thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn đến táo bón. Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng, rối loạn hormon hoặc bệnh tự ...

Nấm da đùi

Bệnh nấm da đùi (tinea cruris) là một bệnh nấm hay gặp xảy ra ở da vùng mặt trong đùi, mông và vùng sinh dục. Bệnh hay gặp ở người phải ngồi nhiều và người béo. Nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng · Ngứa, đỏ ở háng, gồm bộ phận sinh dục, mặt trong đùi, mông và vùng hậu môn. · Cảm giác rát ở vùng bị bệnh. · Da vùng háng bị bong tróc hoặc nứt nẻ. Bệnh gây khó chịu khi mặc đồ lót chật. Đi bộ hoặc tập thể dục có thể làm phát ban nhiều hơn và làm triệu chứng nặng thêm. Nguyên nhân Bệnh do một loại nấm có tên là dermatophytes gây ra. Bệnh lây do dùng chung khăn, quần áo hoặc qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Xét nghiệm và chẩn đoán - Cạo vùng da bị tổn thương để lấy mẫu soi tươi và nuôi cấy nấm. Điều trị Bệnh được điều trị bằng một hoặc hai nhóm thuốc chống nấm – nhóm azole hoặc nhóm allylamine. Nhìn chung các allylamine cần thời gian điều trị ngắn hơn, trong khi nhóm azole rẻ tiền hơn nhưng cần thời gian...

Mụn cơm

Mụn cơm là những nốt sùi nhỏ lành tính trên da do một loại virus gọi là papillomavirus người (HPV) gây ra. Virus khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cơm khác với nốt ruồi, không gây ung thư và thường tự khỏi. Dấu hiệu và triệu chứng Mụn cơm là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên. Các týp HPV khác có thể gây mụn cơm ở những vị trí khác: · Mụn cơm lòng bàn chân xảy ra ở lòng bàn chân. Có biểu hiện là một nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti. Những chấm này là các mao mạch bị huyết khối bít tắc. · Mụn cơm sinh dục. Là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lây qua đườgn tình dục. Mụn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu h...

Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn. Dấu hiệu và triệu chứng - Chốc lở truyền nhiễm: là thể bệnh hay gặp nhất, bắt đầu là một nốt mụn đỏ trên mặt, thường quanh mũi và miệng. Nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ và đóng vảy màu nâu. Cuối cùng vảy sẽ bong ra, để lại một vết đỏ mà không gây sẹo. Nốt mụn có thể ngứa những không đau. Trẻ không sốt nhưng thường bị sưng hạch ở vùng bị bệnh. Và do rất dễ lây nên chỉ cần đụng chạm hoặc gãi vào vết mụn cũng làm cho bệnh lây sang những nơi khác. - Chốc lở dạng phỏng: chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, gây ra những nốt phỏng nước chứa đầy dịch và không đau, thường ở thân mình, cánh tay và cẳng chân. Da xung quanh nốt phỏng đỏ và ngứa nhưng không loét. Nốt phỏng sẽ vỡ và đóng vảy màu vàng và...

Cúm

Cúm là bệnh do virus xảy ra ở đường hô hấp, gồm mũi, họng, phế quản và phổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch đặc biệt dễ mắc. Triệu chứng Bệnh cúm thường có khởi đầu giống như cảm lạnh với các triệu chứng chảy nước mũi, thờ khò khè và đau họng, song thường có khởi phát đột ngột và nặng lên nhanh chóng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khác gồm: Sốt, rét run và toát mồ hôi Đau đầu Ho khan Đau nhức cơ, nhất là vùng lưng, cánh tay và chân Mệt mỏi nhiều Ngạt mũi Chán ăn Tiêu chảy hoặc nôn ở trẻ em Nguyên nhân Có 3 chủng virus gây bệnh cúm là cúm A, B, và C. Virus cúm lây lan qua những giọt dịch tiết bắn vào trong không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Cúm týp A là nguyên nhân gây nên nhiều đại dịch nguy hiểm xảy ra 10 đến 40 năm một lần. Cúm týp B gây ra những ổ dịch nhỏ khu trú hơn. Cả hai týp A và B đều gây bệnh cúm theo mùa lưu hành hằng năm. Cúm týp C chưa bao giờ g...