Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Trung Quốc Ngửi Năm Mùi

Hình ảnh
Món Thịt Dê Tần Thuốc Bắc Có Vị Chua Ngọt  * Cũng sang trọng hùng dũng vậy chớ bộ! * Bước vào năm Mùi, lãnh đạo Bắc Kinh thấy mình gặp may. Hãy điểm lại những cái may tính từ đầu năm dương lịch 2015, như ban Bí thư hay Quốc vụ viện có thể báo cáo lên trên. Rồi chúng ta mới trừ bì gia giảm, là cách đếm của bài này... Thứ nhất, giá dầu sụt hơn phân nửa từ sáu tháng qua là điều có lợi cho một xứ mua dầu như Trung Quốc. Đó là một điều may. Nhưng biểu kiến. Trong Tháng 12, số dầu Trung Quốc nhập cảng được Quan thuế báo cáo là trung bình 7,19 triệu thùng một ngày. So với số nhập của Mỹ trong cùng kỳ là 7,54 triệu thùng thì chỉ còn dấu phẩy là ta chiếm giải Trạng nguyên ngốn dầu. Nhưng cái khác là tay Bảng nhỡn đứng hạng nhì là Hoa Kỳ lại tăng sản lượng nhờ thuật gạn dầu từ đá phiến ( fracking ), rẻ ra cũng gần triệu thùng một ngày và là một trong nhiều nguyên do khiến dầu thô sụt giá. Trung Quốc chưa có khả năng đó. Hãy đếm lại đi. Mỹ phải nhập dầu chừng 40% của...

Giá Dầu Còn Sụt Đến Đâu?

Hình ảnh
Tìm hiểu về những động lực làm giá     * Lệ đen tuôn chảy ... *  Sau khi lên tới đỉnh 18 ngàn điểm vào cuối năm 2014, từ đầu năm mới, chỉ số Dow Jones DJIA của 30 doanh nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ đã liên tục rớt giá. Chỉ số Standard & Poor's 500 của 500 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa Kỳ, một con số tiêu biểu hơn về doanh trường Mỹ, cũng vậy. Có nhiều yếu tố giải thích sự sa sút đột ngột này – có người nói đến chữ "hốt hoảng" để trấn an – nhưng có lẽ quan trọng nhất là kỳ vọng về khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong viễn ảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Viễn ảnh đó không mấy sáng sủa. Nhưng đằng sau dự báo về tăng trưởng kinh tế, người ta còn thấy một yếu tố chi phối khác, là giá dầu thô. Khi giá dầu loại West Texas Intermediate (WTI) được giao dịch trên thị trường New York (NYMEX) từ gần 120 đồng vào Tháng Sáu lại sụt dưới mức 50 đô la một thùng vào mấy ngày qua là thiên hạ lo sợ. Người ta nói đến hiện tượng "tụt đáy" - khi giá sụt dư...

Quản Kiến Xuân Thu

Hình ảnh
Từ đáy giếng xoay ống lên trời để nhìn ra thế giới năm dê * Nhìn ngược ống thấy đời xa xăm * Người xưa ý thức được giới hạn về tầm nhìn của mình nên mới có chữ "ếch ngồi đáy giếng" để răn nhau. Nhưng có chi tiết ít ai chú ý: đấy là cái giếng khô! Chứ nếu giếng nước thì con ếch đã bơi và.. nhảy ra ngoài - dại gì ngồi dưới đáy nước, không chết đuối thì cũng bị đời quở quang. Nói chuyện ếch thì trước khi oanh kích vào đề tài làm độc giả té ngửa - mục tiêu của cái cột mục oái oăm này - người viết xin cung cấp hai chuyện cho vui cảnh chờ Xuân. *** Chuyện thứ nhất thì nay ai ai cũng đã biết, chỉ có trong nước là chậm hiểu mà chóng quên. Thả con ếch vào nồi nước nóng là nó vọt ra ngoài. Khi ấy đã chẳng có chuyện người có tâm như bà Cát Hanh Long hay có trí như Trần Đức Thảo bị chết thảm hay sống nhục trong cõi đó. Vì vậy, nghệ thuật lột da ếch là cho lửa lên chầm chậm. Con ếch ngu dại thấy đời ấm áp sẽ chết dần - nhảy ra không kịp. Chuyện thứ hai là tâm sự củ...

Nguy Cơ Giảm Phát tại Trung Quốc

Những thách thức kinh tế cho lãnh đạo Trung Quốc từ năm nay     * Tiền tệ - kinh tế Trung Quốc - Courtesy of featurepics.com*  Trung Quốc đang đối mặt với một nguy cơ mới là nạn giảm phát. Lãnh đạo nền kinh tế có sản lượng đứng hàng thứ nhì của thế giới có thể làm gì để đối phó? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vấn đề qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.   Việt-Long :  Trong loạt bài tổng kết về năm 2014 và dự báo kinh tế năm 2015 mà ông kết thúc hôm Thứ Tư 24 tháng trước, ông nói rằng kinh tế toàn cầu năm 2015 bị đứt neo và có thể đối mặt với nạm giảm phát. Thế rồi hôm mùng chín vừa qua, Cục Thống kê của Trung Quốc cho biết cả chí số giá tiêu dùng lẫn chỉ số hàng công nghiệp đều giảm trong tháng 12 và người ta nói đến nguy cơ giảm phát của kinh tế Trung Quốc. Tuần trước ông  phân tích viễn ảnh kinh tế u ám của Châu Âu, chưa nói gì đến nguy cơ khủng bố Hồi...

Quẻ Bói Kinh Tế

Đô la Mỹ tăng giá, thách thức của các nước đang trỗi dậy * 2015 : GDP toàn cầu tăng 5 %, tức thêm 1,6% so với 2014 - Reuters * RFI:  Kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi. Khối euro vẫn là một khu vực đầy rủi ro. Nhật Bản chưa thoát khỏi đe dọa giảm phát. Nguy cơ Trung Quốc « bị vỡ bong bóng » thêm rõ nét. Nợ chồng chất của các nền kinh tế đang trỗi dậy. Theo tạp chí kinh tế Economist Intelligence Unit của Anh, GDP toàn cầu trong năm 2015 tăng 5%, khả quan hơn so với tỷ lệ 3,4% của 2014. Thành tích đó có được nhờ Hoa Kỳ đã bắt đầu phục hồi : tổng sản phẩm nội địa tăng 3,1% theo dự báo của ngân hàng Goldman Sachs, thị trường lao động khởi sắc, các doanh nghiệp đầu tư trở lại và tận dụng thời cơ khi năng lượng và nguyên vật liệu đang mềm giá. Hoa Kỳ được coi là một vùng khá an toàn. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương sẽ «bình thường» trở lại, đô la tăng giá, gây khó khăn cho các quốc gia đang đi vay bằng đồng tiền của Mỹ. Tư bản của thế giớ...

Xuân Từ Trong Ấy Mới Ban Ra

Nguyễn-Xuân Nghĩa -  Sống Magazine Ngày 150107 "Vùng Oanh Kích Tự Do" Cầm tờ lịch như nghịch ngợm với quyền lực... * Cách tính lịch Gregorian - Hình trên báo Sống * Khi bóc lịch, chúng ta tưởng là đếm thời gian mà chẳng hiểu gì cả... Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII cho ban hành tấm lịch mới để thay Lịch Julian của Hoàng đế Julius Ceasar đã có từ thời Đế quốc La Mã, 1627 năm về trước (năm 45 trước Công nguyên). Từ đó, tấm lịch thịnh hành nhất thế giới hiện nay mới có tên là Lịch Gregorian, mà ta vẫn gọi là Dương lịch. Trong khi lịch Julian lại có ảnh hưởng rất lớn của vầng nguyệt nên cũng có thể gọi là Âm lịch. Mà vẫn khác lịch Ta. Về thời khoảng thì lịch mới khác lịch cũ ở một khoảnh khắc trung bình chỉ là 0.002% của một năm: một năm thông thường từ 365 ngày và sáu tiếng thì chỉ còn 365 ngày, năm tiếng, 49 phút và 12 giây - vỏn vẹn có 10 phút 48 giây. Khác có vậy thôi mà sao cũng đổi để phiền lòng thần dân bá tánh? Thật ra, khác biệt lớn nhất là ...