Điện não đồ

Tên gọi khác

EEG : Electroencephalogram; Điện não đồ ; Xét nghiệm kiểm tra sóng não.
Khái niệm

Điện não đồ là một xét nghiệm nhằm phát hiện những bất thường trong hoạt động điện của não.
Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Các tế bào não liên lạc với nhau nhờ tạo ra những sóng điện nhỏ. Trong xét nghiệm điện não đồ, nhiều điện cực được đặt ở vùng da đầu ứng với nhiều vùng khác nhau của não nhằm phát hiện và ghi nhận các kiểu hoạt động điện cũng như tìm kiếm những bất thường.

Xét nghiệm được thực hiện bởi các kỹ thuật viên đo điện não đồ trong một phòng thiết kế đặc biệt tại bệnh viện hoặc phòng khám. Người bệnh có thể nằm trên bàn hoặc ngồi trên ghế dựa.

Kỹ thuật viên sẽ đặt 16 đến 25 đĩa kim loại dẹt (là các điện cực) lên vùng da đầu ở những vị trí khác nhau . Những đĩa kim loại này được cố định bởi một miếng dính. Các điện cực được nối với một máy khuếch đại và một máy ghi.

Máy ghi chuyển đổi các tín hiệu điện thành một chuỗi các sóng và vẽ chúng lên giấy ghi chuyển động liên tục. Người bệnh cần phải nhắm mắt, và nằm yên vì bất kì một cử động nào cũng có thể làm thay đổi kết quả.

Trong quá trình làm xét nghiệm, người bệnh có thể phải thực hiện một số yêu cầu như thở sâu và nhanh trong vài phút hoặc nhìn vào ánh đèn đang chớp tắt.
Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm?

Người bệnh nên gội sạch tóc vào đêm trước khi làm xét nghiệm. Không được sử dụng bất cứ loại dầu, thuốc xịt hoặc các hoá chất dành riêng cho tóc nào trước khi làm xét nghiệm.

Nhân viên y tế có thể yêu cầu người bệnh ngưng một số loại thuốc trước khi làm xét nghiệm. Không nên tự ý ngưng hoặc đổi thuốc khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc.

Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chứa caffeine trong vòng 8h trước khi làm xét nghiệm này.

Đôi khi, người bệnh được yêu cầu ngủ ít đi trước khi làm xét nghiệm để có thể ngủ trong suốt quá trình đo điện não đồ.

Nhũ nhi và trẻ em:

Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ,thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ,hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):

§ Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ lúc sinh đến 1 tuổi)

§ Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 1 đến 3 tuổi)

§ Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)

§ Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)

§ Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 12 đến 18 tuổi).
Xét nghiệm có gây đau không?

Xét nghiệm điện não đồ không gây một khó chịu nào. Mặc dù việc dán các điện cực lên da có thể gây cảm giác lạ lẫm nhưng chúng chỉ làm nhiệm vụ ghi nhận các hoạt động và không tạo ra bất cứ cảm giác nào.
Tại sao phải làm xét nghiệm?

EEG được dùng để giúp chẩn đoán xác định cũng như các dạng rối loạn co giật, để tìm nguyên nhân của tình trạng lú lẫn, và để đánh giá các chấn thương vùng đầu, tổn thương não do khối u, nhiễm trùng, bệnh lý thoái hoá ,và các rối loạn chuyển hoá.

EEG cũng được dùng để đánh giá các rối loạn về giấc ngủ và các giai đoạn của ngất. EEG có thể dùng để xác định có chết não trên một bệnh nhân hôn mê.

EEG không phải là loại xét nghiệm “đọc các ý nghĩ”, đo chỉ số thông minh hay để chẩn đoán bệnh tâm thần.
Các yếu tố nguy cơ

Phương pháp này rất an toàn. Nếu người bệnh bị một bệnh lý co giật thì cơn co giật có thể khởi phát dưới những chớp ánh sáng hay khi bị tăng thông khí. Nhân viên y tế làm công tác đo điện não đồ đã được huấn luyện chăm sóc người bệnh khi các tình huống này xảy ra.
Các giá trị bình thường

Các sóng não có tần số và biên độ cũng như các đặc tính khác đều bình thường.
Các kết quả bất thường

Những kết quả bất thường có thể là do:

§ Các rối loạn co giật (như động kinh hoặc múa vờn)

§ Bất thường cấu trúc não (như u não hoặc ap-xe não)

§ Chấn thương đầu, viêm não

§ Xuất huyết (chảy máu bất thường do vỡ mạch máu não)

§ Nhồi máu não (là hiện tượng các mô não bị chết do tắc nghẽn mạch máu cung cấp)

§ Rối loạn giấc ngủ (như trong chứng có các giấc ngủ thoáng qua-)

EEG có thể xác định tình trạng chết não ở một bệnh nhân bị hôn mê.

EEG cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp sau:

§ Dị dạng mạch máu (não)

§ Chóng mặt theo tư thế lành tính

§ Phình mạch máu não

§ Hội chứng cai rượu (chứng mê sảng rượu cấp)

§ Bệnh Creutzheldt-Jacob

§ Mê sảng

§ Tình trạng sa sút trí tuệ

§ Tình trạng sa sút trí tuệ do chuyển hoá

§ Sốt cao co giật (ở trẻ em)

§ Cơn co-giật toàn thân

§ Hôn mê gan

§ Hội chứng gan thận

§ Mất ngủ

§ Viêm mê đạo (vùng tai)

§ Bệnh Meniere

§ U di căn não

§ Bệnh xơ cứng rải rác

§ U thần kinh đệm của mắt

§ Động kinh cục bộ

§ Động kinh cục bộ phức tạp

§ Động kinh tiềm ẩn

§ Bệnh Pick

§ Sa sút tâm thần ở người già (bệnh Alzheimer)

§ Hội chứng Shy-Drager

§ Viêm màng não vô trùng do giang mai
Động kinh do thuỳ thái dương
(Theo BSGĐ)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc giảm đau có hại cho gan

Bệnh vàng da

Bệnh lạ tại An Giang: Hơn 50% ca đã xuất viện